CẦN SỚM ĐI THEO XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA THỂ THAO THẾ GIỚI
Ở VN hiện nay,ấpbáchphòngchốngđuốinướcConđườngnàohuyđộngnguồnlựcxãhộjav top1 vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có việc thiếu thốn cơ sở vật chất (cụ thể là thiếu bể bơi), môn bơi chưa thể huy động được lực lượng đông đảo người tham gia rèn luyện, thi đấu. Lĩnh vực bơi lội cũng chưa phải mảnh đất màu mỡ để thu hút doanh nghiệp đầu tư, chung tay phát triển. Theo ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Ủy ban TDTT (tên gọi cũ của Tổng cục TDTT), để tập hợp được hiệu quả sức mạnh của các cá nhân, tổ chức đóng góp cho phong trào thể thao, vai trò các nhà quản lý thể thao cần được thể hiện rõ ràng hơn.
Ông Minh nói: "Muốn phát triển thể thao bền vững, cần huy động hiệu quả nguồn lực xã hội. Đó là con đường mà thể thao thế giới đã đi từ rất lâu. Để có nguồn lực xã hội, trước tiên cần có chủ trương, đường lối đúng đắn. Các nhà chức trách, quản lý nhà nước phải có chương trình, kế hoạch, chủ trương để phát động xã hội cùng tham gia đóng góp. Với tư cách quản lý nhà nước, việc đề ra chủ trương đường lối để thôi thúc xã hội tham gia là vô cùng quan trọng.
Ánh Viên chạy xe hơn 30 km tới lớp bơi miễn phí dạy các em nhỏ
Bước tiếp theo là để doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia phát triển phong trào thể thao, cần tạo điều kiện để họ xây dựng cơ sở vật chất, có chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, đồng thời tạo thuận lợi để họ đầu tư. Trước khi quyết định có tham gia phát triển phong trào bơi, doanh nghiệp tham gia sẽ tham khảo chính sách, tìm hiểu những lợi ích xung quanh, từ đó mới quyết định tham gia đóng góp cho phong trào, cộng đồng".
TẠO CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI CHO DOANH NGHIỆP
Muốn tổ chức được những giải bơi nhằm kích thích quần chúng tích cực tập luyện, nâng cao sức khỏe, cần sự vào cuộc của cả xã hội, trong đó có các doanh nghiệp. Mà muốn thế những doanh nghiệp tổ chức giải bơi phải được hưởng chế độ ưu tiên nhất định, trong đó có các chính sách liên quan đến kinh doanh. Các cấp quản lý từ T.Ư như Bộ VH-TT-DL đến các sở VH-TT hoặc sở VH-TT-DL ở các địa phương, bên cạnh việc đưa ra chủ trương và đường lối phát triển phong trào, cũng nên kiến nghị với các cấp có thẩm quyền nên có những lợi ích ưu đãi dành cho doanh nghiệp. Đó là cầu nối để thôi thúc doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho bơi, như xây dựng bể bơi, tổ chức giải bơi, hay đưa môn bơi lội sâu rộng hơn vào các hoạt động xã hội, học đường.
Theo khoản 6, điều 11, luật TDTT 2007 sửa đổi năm 2018 nêu rõ: "Tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, khai thác công trình thể thao phục vụ hoạt động thể dục, thể thao quần chúng". Khoản 2, điều 44 của luật này cũng quy định: "Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập CLB thể thao chuyên nghiệp, đào tạo VĐV, HLV và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp". Luật pháp quy định các cơ quan nhà nước cần chung tay hỗ trợ tổ chức, cá nhân khi tham gia đầu tư phát triển thể thao.
Về lâu dài, xã hội hóa vẫn là con đường chủ đạo và vững chãi nhất cho phát triển thể thao. Hiệp hội Golf VN (VGA) cùng những người chơi golf đã phổ biến phong trào golf, góp công tạo ra những VĐV giỏi như Lê Khánh Hưng (giành HCV cá nhân tại SEA Games 32 khi mới 15 tuổi) mà không tốn chi phí đào tạo của nhà nước. Ở môn bóng bàn, VĐV Trần Mai Ngọc đã trưởng thành ở CLB bóng bàn T&T dưới bàn tay dìu dắt của HLV Vũ Mạnh Cường để cùng Đinh Anh Hoàng đoạt HCV bóng bàn lịch sử. Đó là sức mạnh của xã hội hóa thể thao.