Livebongda

Có văn bản nợ 2 năm 9 thángNgày 7.11, tiếp tụ xsmn thứ 5

【xsmn thứ 5】Truy trách nhiệm việc chậm ban hành văn bản

Có văn bản nợ 2 năm 9 tháng

Ngày 7.11,áchnhiệmviệcchậmbanhànhvănbảxsmn thứ 5 tiếp tục phiên chất vấn tại kỳ họp 6 Quốc hội XV, đại biểu (ĐB) Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) cho biết tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, nhiều doanh nghiệp (DN) phản ánh nếu DN làm chậm, làm sai so với quy định của pháp luật thì bị xử phạt, chế tài rất nghiêm. Nhưng nhà nước chậm ban hành văn bản hướng dẫn hoặc ban hành văn bản không khả thi thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh, dù tác động đến DN và người dân là rất lớn. ĐB đề nghị Bộ trưởng Tư pháp cho biết quan điểm và giải pháp đối với vấn đề này.

Câu hỏi của ĐB Trân được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá "rất là hay, lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm".

Truy trách nhiệm việc chậm ban hành văn bản - Ảnh 1.

ĐB Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) nêu chất vấn về chưa có chế tài cho việc chậm ban hành văn bản

GIA HÂN

Truy trách nhiệm việc chậm ban hành văn bản - Ảnh 2.

ĐB Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) nêu chất vấn về điều tra các vụ án chống tham nhũng

GIA HÂN

Cùng băn khoăn này, ĐB Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) dẫn chứng vẫn còn 13/129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực pháp luật trong nhiệm kỳ này nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản cụ thể. Cá biệt, có văn bản nợ 2 năm 9 tháng, nếu không giải quyết thì con số này có thể dài hơn. Ông Thông đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong vấn đề xây dựng thể chế và gửi câu hỏi này đến Thủ tướng Chính phủ.

Đáp lại 2 ĐB, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thẳng thắn nhìn nhận tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết là việc "đã lâu, đã cố gắng đưa ra nhiều giải pháp, nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để". Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy năm 2023 còn nợ 12 văn bản liên quan đến các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật. Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố chủ quan như chưa chủ động, chưa cố gắng…

Theo Bộ trưởng Long, nói về trách nhiệm chung trong việc chậm ban hành thì "Bộ Tư pháp không chậm". Nhưng về công tác tham mưu cho Chính phủ, thẩm định, rà soát, kiểm tra, đôn đốc thi hành, xảy ra tình trạng chậm thì Bộ Tư pháp có trách nhiệm chung.

Về giải pháp, lãnh đạo Bộ Tư pháp nhấn mạnh đến các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc yêu cầu bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp phụ trách công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Chính trị đã ban hành quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; sắp tới là trong công tác xây dựng văn bản. Cùng với sự giám sát của Quốc hội, đây sẽ là một kênh tạo đà phát triển, khắc phục tốt hơn những hạn chế, tồn tại đã nêu.

Đến nay chưa có trường hợp nào cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước bị xử lý trách nhiệm do chậm hoặc không thi hành án.

ĐB Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa)

Việc thi hành án hành chính là làm chưa tốt lắm. Nguyên nhân thì nhiều, song tính tích cực, chủ động của các cơ quan hành chính ở các cấp là vấn đề cần tiếp tục tranh luận, giao thêm việc, đôn đốc.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Cũng băn khoăn về tình trạng chậm, theo ĐB Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hòa), việc thi hành bộ luật Tố tụng hình sự chưa nghiêm túc, nhiều bản án, quyết định hành chính của tòa án đã có hiệu lực thi hành hoặc đã có quyết định không chấp nhận kháng nghị phúc thẩm, nhưng không được UBND các cấp thi hành. "Người dân đi hết cơ quan này đến cơ quan nọ, rất khổ sở và mất niềm tin vào công lý, vào Nhà nước pháp quyền. Nhưng đến nay chưa có trường hợp nào cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước bị xử lý trách nhiệm do chậm hoặc không thi hành án", ĐB Trí nêu và đề nghị Bộ trưởng Tư pháp nêu rõ giải pháp xử lý.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận việc thi hành án hành chính như ĐB nói là đúng, "làm chưa tốt lắm". Nguyên nhân thì nhiều, song "tính tích cực, chủ động của các cơ quan hành chính ở các cấp là vấn đề cần tiếp tục tranh luận, giao thêm việc, đôn đốc". Về giải pháp, Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục có báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố công khai những địa phương chưa thi hành án hành chính.

Chưa ai bị kiểm điểm, kỷ luật vì chậm!

Chia sẻ với băn khoăn của các ĐB, theo Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, trong ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, "có 2 từ được nhắc đến nhiều nhất là "chậm" và "chưa". Song theo Phó thủ tướng, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành được giao là cơ quan chủ trì soạn thảo chứ không phải chỉ riêng Bộ Tư pháp. "Chúng tôi xin nhận khuyết điểm rất lớn và cố gắng khắc phục thời gian tới", Phó thủ tướng nói. Nhấn mạnh đến việc phân cấp, theo Phó thủ tướng, chính các địa phương mới biết thế nào là tốt nhất cho mình. Luật có tính phổ quát, hợp lý chỗ này nhưng chưa chắc hợp lý chỗ khác.

Đặc biệt, Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh đến "việc rất nóng" hiện nay là xây dựng hành lang pháp lý để khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Có rất nhiều người có trách nhiệm nhưng đang né tránh, đùn đẩy công việc. Mới nhất cuối tháng 9, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2023. Tuy nhiên, vấn đề "bảo vệ" vẫn còn vướng các quy định hiện hành. Cho biết đây là vấn đề khó, Phó thủ tướng mong các ĐB chia sẻ và đề xuất sửa đổi một số điều trong luật.

Bên cạnh đó, một thực tế là trong bất kỳ báo cáo, nghị quyết nào cũng có câu "việc tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu". Phó thủ tướng cũng dẫn ví dụ về câu chuyện của Yên Bái về chăm sóc, bảo vệ rừng, tháng 2 Chính phủ đã yêu cầu xử lý nhưng tháng 4 Bộ Tài chính mới có văn bản gửi Bộ NN-PTNT. Đến ngày 28.6, Bộ NN-PTNT mới có văn bản trả lời và tới nay cũng chưa xử lý gì. "Nếu ĐB không nói, tôi cũng không biết; chúng ta đang không có cơ chế, chính sách để kiểm soát việc này. Văn phòng Chính phủ có bộ phận theo dõi chỉ đạo của Chính phủ, nhưng cơ chế này cũng còn vấn đề. Nhiều việc ĐB nói tôi mới biết", Phó thủ tướng nêu. Chính phủ đã lập 26 đoàn kiểm tra 63 tỉnh, thành, tổng hợp được 513 điểm vướng, nhưng tới nay vẫn "chưa thấy ai bị kiểm điểm, kỷ luật vì chậm chuyện này", theo Phó thủ tướng.

Không phải xử lý mạnh quá, cán bộ không dám làm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, ĐB Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) đề nghị nêu rõ giải pháp để tiếp tục điều tra các vụ án chống tham nhũng đảm bảo các tiêu chí "không bỏ lọt tội phạm, đồng thời là không làm oan người vô tội". Phúc đáp ĐB Khánh, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN) là công tác rất trọng tâm của Bộ Công an thời gian qua, trên cả 3 phương diện: phát hiện điều tra, xử lý các vụ điều tra PCTN tiêu cực; chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ; cải cách thủ tục hành chính, quản lý bằng pháp luật nhưng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN, không gây khó khăn, nhũng nhiễu.

Lãnh đạo Bộ Công an cũng khẳng định việc thực hiện cải cách Đề án 06 nếu làm được sẽ giảm hẳn tham nhũng vặt, giải quyết bức xúc của cử tri rất nhiều năm nay. "Việc điều tra, công tác truy tố, xét xử các đối tượng tham nhũng với phương châm không có vùng cấm, không có đặc quyền, ngoại lệ, bất kể người đó là ai, vừa qua đã thực hiện tốt", Bộ trưởng Lâm nhấn mạnh và khẳng định điều này đã góp phần cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa vi phạm, thu hồi nhiều tài sản cho nhà nước.

Về giải pháp, Bộ trưởng Tô Lâm nêu 4 giải pháp như hoàn thiện thể chế, không để các đối tượng lợi dụng sơ hở, thiếu sót để phạm tội. Ông Lâm dẫn chứng vừa qua ngành công an đã kiến nghị rất nhiều lĩnh vực từ quản lý tài chính chứng khoán, trái phiếu DN, đăng kiểm phương tiện, phòng chống buôn lậu..., qua đó đã sửa đổi, chỉnh lý rất nhiều quy định. Đồng thời, điều chỉnh rất nhiều quy định về kiểm soát quyền lực người đứng đầu, nhất là các địa phương. Có chế tài mạnh mẽ cắt đứt các quan hệ sân sau, không để các đối tượng thao túng được nhiều cơ quan, như một số vụ án xảy ra thời gian qua: Việt Á, chuyến bay giải cứu...

Theo Bộ trưởng Công an, có 2 tội danh chính: một là tội tham ô tài sản, ăn cắp tài sản nhà nước, nhân dân làm tài sản riêng; hai là đưa hối lộ, nhận hối lộ. "Cho tới nay chưa bắt đối tượng nào liên quan mà không nhận tiền. Đâu đó có ý kiến "xử lý quá cán bộ sợ không dám làm" là không phải. Đây không phải là làm trái, lợi dụng trách nhiệm quyền hạn mà là nhận hối lộ. Việc xử lý, nhân dân rất đồng tình", Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh. 

Xử nghiêm hành vi xâm hại đời tư trên mạng

Dẫn ví dụ về 2 trường hợp là Hoa hậu Ý Nhi và bộ phim Đất rừng phương Nam bị cộng đồng mạng "dập cho tơi bời", ĐB Tô Thị Bích Châu (đoàn TP.HCM) đề nghị có giải pháp bảo vệ quyền lợi cho cá nhân, tổ chức trên không gian mạng.

Theo Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, tháng 11 này hoặc 12 tới, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định số 72, đây là nghị định căn bản để quản lý mạng xã hội, bao gồm việc xử lý đối với các hành vi xâm hại đời tư. Đồng thời, Bộ TT-TT sẽ phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm, thậm chí xử lý hình sự một số vụ việc nghiêm trọng, ví dụ như vụ án liên quan đến bị cáo Nguyễn Phương Hằng vừa qua, để mang tính răn đe cao. Bộ TT-TT còn thành lập một trung tâm xử lý tin giả và các thông tin xâm hại người dân ở mức quốc gia và sẽ nghiên cứu thành lập các trung tâm này ở cấp tỉnh.

Thông tin thêm, Bộ trưởng VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng cho biết thời gian qua cơ quan này phối hợp chặt chẽ với Bộ TT-TT để ngăn chặn các thông tin xấu độc, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, văn hóa VN. Bộ VH-TT-DL cũng đã ban hành quy tắc ứng xử đối với đội ngũ văn nghệ sĩ làm công tác nghệ thuật, có tính chất hướng dẫn về mặt đạo đức để họ thực hiện.

Riêng về nội dung có liên quan bộ phim Đất rừng phương Nam, hội đồng thẩm định phim đã họp, xem xét, cấp phép hoạt động. Theo đánh giá của hội đồng, bộ phim không vi phạm quy định luật Điện ảnh. "Còn chuyện dư luận cho rằng có biểu hiện này khác, thì đó là chưa thật chuẩn xác, cần xem xét, tính toán để xử lý theo quy định. Nếu có hành vi xúc phạm, bôi xấu thì có biện pháp xử lý theo quy định", ông Hùng nói.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap