Sáng 25.10,áoThanhNiênvàEVNHCMCtraogiảicuộcthiviếtTiếtkiệmđiệnthànhthótop 15 nhà cái uy tín nhất Báo Thanh Niên và Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết Tiết kiệm điện thành thói quen lần thứ nhất.
Tham dự buổi lễ, về phía các đơn vị khách mời có bà Phan Thị Việt Thu - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM; ông Lê Phương Bình - Trưởng phòng Quản lý năng lượng (Sở Công thương TP.HCM). Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có ông Bùi Quốc Hoan - Phó trưởng ban Kinh doanh.
Về phía Báo Thanh Niên - đơn vị đồng tổ chức có nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên; nhà báo Đức Trung, Ủy viên Ban Biên tập - Phó tổng thư ký tòa soạn Báo Thanh Niên.
Về phía đơn vị EVNHCMC - đơn vị đồng tổ chức có ông Phạm Quốc Bảo – Chủ tịch HĐTV EVNHCMC; ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng giám đốc EVNHCMC; ông Bùi Trung Kiên, Phó tổng giám đốc EVNHCMC.
Ban giám khảo cuộc thi có TS Nguyễn Công Tráng, giảng viên Khoa Điện – Điện tử Trường ĐH Tôn Đức Thắng; nhà thơ, nhà văn Lê Minh Quốc.
Về phía đơn vị hỗ trợ quà tặng cho các tác giả đạt giải có bà Nguyễn Hồng Duyên, Trưởng bộ phận truyền thông Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang; khách mời đặc biệt là diễn viên điện ảnh Trương Ngọc Ánh.
Nhận xét về cuộc thi, nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng biên tập Báo Thanh Niên khẳng định: "Các tác giả ở nhiều độ tuổi, trong đó người viết trẻ nhất chỉ mới 12 tuổi và tác giả lớn tuổi nhất đến 86 tuổi. Điều này cho thấy cuộc thi đã "đánh trúng" tâm lý và sự quan tâm của đông đảo người dân trong việc tiết kiệm điện. Các bài dự thi sinh động, hấp dẫn góp phần lan tỏa ý thức tiết kiệm điện trong cá nhân và doanh nghiệp, gợi mở nhiều giải pháp tiết kiệm điện thiết thực, tạo ảnh hưởng tích cực đến thói quen sử dụng điện cũng như ý thức tiết kiệm năng lượng cho quốc gia, bảo vệ môi trường bền vững".
Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn xúc động: "Nhiều bà mẹ ở quê nghèo với bản tính cần kiệm ngấm sâu vào máu thịt ngay cả khi cuộc sống đã đủ đầy cũng trở thành nhân vật của nhiều bài viết. Như nhân vật người má trong bài Khéo co thì ấm của tác giả Nguyễn Đước: "Mảnh đất nắng gió Quảng Ngãi quê tôi thời tiết vô cùng khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra. Đời sống còn nhiều khó khăn nên đã tạo cho con người bản tính cần kiệm trong cuộc sống. Có lần tôi đề nghị má sử dụng máy lạnh để nghỉ ngơi cho khỏe vì tiền điện đã có anh em tôi lo, má "lập luận" khác: Tiền nào cũng làm ra từ mồ hôi, công sức, đâu thể coi thường rồi lãng phí". Lời quê đơn giản của người mẹ nghe sao thật sự xúc động, cũng chính là lời nhắc nhủ chúng ta trong việc phải thường xuyên sống tối giản, tiết kiệm".
Chia sẻ về cuộc thi, ông Phạm Quốc Bảo – Chủ tịch HĐTV EVNHCMC kể: "Tôi có đọc trong số đó và rất tâm đắc với bài viết của chị Nguyễn Thị Thắm với tựa đề Tờ hóa đơn mỗi tháng chỉ 300 ngàn đồng nhờ những thói quen tiết kiệm điện trong quyển sách đã được Báo Thanh Niên phát hành. Tác giả đã chỉ ra những giải pháp tiết kiệm rất đơn giản nhưng hiệu quả như tắt các thiết bị không cần thiết trước khi ra khỏi nhà như máy lạnh, ti vi, máy tính… với nội quy gia đình là ai vi phạm sẽ phải làm việc nhà cả tuần".
Cũng theo ông Phạm Quốc Bảo: "Từ đó chị còn thực hiện các giải pháp như xem ti vi chung vừa tiết kiệm điện vừa tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Và quan trọng hơn hết là chị không ngại chi số tiền lớn để mua sắm các thiết bị ít tiêu hao điện như máy lạnh Inverter, thiết bị điện có nhãn tiết kiệm năng lượng, bình nước nóng năng lượng mặt trời, đèn cảm ứng tự ngắt trong cầu thang, nhà vệ sinh… đặc biệt là cổ vũ cho lối sống hòa hợp với thiên nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng máy lạnh thay vào đó sử dụng quạt, mở cửa để đón không khí tự nhiên. Từ kinh nghiệm bản thân, chị đã đúc kết một điều là tiết kiệm điện có nhiều sáng kiến nhưng điều tiên quyết vẫn là nằm ở ý thức và hành động hằng ngày của mỗi chúng ta. Sống đơn giản một chút, suy nghĩ đơn giản… thì cuộc sống này sẽ luôn an yên. Nhờ vậy mà chi phí cho tiền điện cứ thế cũng "bình lặng" dù trời đang nắng hầm hập".
"Những bài dự thi đã được chọn để đăng định kỳ trên các kênh truyền thông của BáoThanh Niênlà những giải pháp tiết kiệm điện thật sự thiết thực, hiệu quả mà các tổ chức, hộ sử dụng điện đã và đang áp dụng thành công tại gia đình, tại cơ quan của mình. Và thông điệp chính của cuộc thi là mang đến thói quen về sử dụng điện tiết kiệm cho toàn thể cộng đồng xã hội"
Ông Phạm Quốc Bảo – Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Điện lực TP.HCMTác giả Nguyễn Văn Hội tâm sự rất vui khi nhận giải nhất của cuộc thi, hạng mục viết về tổ chức, doanh nghiệp với tác phẩm Học theo bác, lính biên phòng siêu tiết kiệm điện. Anh tiết lộ rằng ngày đầu về nhận công tác tại Đồn biên phòng Sông Trăng (Long An), tiếp cận với hệ thống điện tại đây đã quá cũ kỹ, có rất nhiều vấn đề phải sửa chữa đồng bộ nên phải quyết tâm phải thay đổi tình hình hiện tại vừa tiết kiệm điện và vừa để giữ an toàn cho đồng đội. Một trong những thông điệp tuyệt vời mà bài viết của anh đã truyền tải, đó là việc áp dụng sáng tạo, linh hoạt lời dạy về tinh thần tiết kiệm của Bác. Nhờ vậy mà bây giờ lính biên phòng Sông Trăng mỗi người đều trở thành một "siêu nhân" tiết kiệm điện.
Nhà văn Lưu Đình Long mang đến câu chuyện "tỉnh thức trong tiêu dùng" áp dụng vào tiết kiệm điện cũng sẽ như vậy. "Tôi thấy có nhiều người đi công tác, ở khách sạn, nghĩ rằng mình trả tiền rồi nên xài máy lạnh, mở đèn vô tội vạ; mở nước chảy mà không thèm tắt… Đó là suy nghĩ thiển cận, bởi mỗi sự hoang phí của ta đều gây áp lực cho môi trường và rồi sẽ tác động tiêu cực tới ta theo quy luật nhân - quả", đó cũng là điều mà ThS Lê Trường An nhận diện trong bài viết Ông giảng viên tiết kiệm điện được trao giải khuyến khích của anh.